몸으로 스며들어 만나는 음악 – Âm nhạc thấm nhuần vào cơ thể

0
228

국악계의 재기발랄한 젊은 예술가들이 전통에 현대성을 접목한 개성 넘치는 음악 세계를 창조하며, K-pop과는 결이 다른 또다른 한류로 주목을 받고 있다. 그 바탕에는 이들보다 먼저 세계 무대에 섰던 명인 명창들의 뛰어난 기량과 함께 훌륭한 기획자들의 숨은 노력이 있었다.

Bằng cách thổi hơi thở hiện đại vào truyền thống, những nghệ sĩ trẻ tài năng và nhiệt huyết đã sáng tạo nên thế giới âm nhạc quốc nhạc gukak mới đầy cá tính, trở thành một bộ phận nổi bật của làn sóng Hàn Quốc hoàn toàn khác biệt với K-pop. Nền tảng của thế giới này được xây dựng dựa trên kỹ năng xuất chúng của các danh ca đã đứng trên sân khấu từ rất lâu, cùng với sự nỗ lực thầm lặng của những nhà sản xuất tài ba.

오래전 해외 공연 여행 중에 있었던 일이다. 공연이 끝나고 소풍을 가기로 했다. 사막에서 누리는 봄날, “오늘만큼은 예술도, 무대도 깨끗이 잊어버리자”고 다짐했던 터라 일행 모두 몸도 마음도 가벼웠다. 신나서 노래를 흥얼거리며 한참을 달려 도착한 곳은 ‘냉천.’ 발을 담근 순간 물의 온기에 모두들 깜짝 놀랐다. 우리가 지금 아랍 지역에 와 있다는 것을 비로소 실감하는 찰나, 저 건너에서 뚱땅거리는 소리가 냇물을 타고 흘러왔다. 고개를 들어 보니 남자아이 몇이 뭔가를 둘러메고 신나게 박자를 맞추고 있었다. 음악도 춤도 훌훌 털겠다던 우리는 어느새 하나둘씩 다가가 어디에서 주워 왔는지 모를 허름하기 짝이 없는 소년들의 북 리듬에 입장단 맞춰 가며 덩실덩실 춤까지 추고 있었다. 말이라고는 오직 딱 두 마디, ‘앗살라무 알라이쿰’과 ‘슈크란’이 전부였지만, 우리는 한참을 웃고 떠들었다.

Câu chuyện xảy ra cách đây khá lâu, khi tôi đang đi cùng đoàn lưu diễn ở nước ngoài. Sau buổi diễn, đoàn chúng tôi quyết định đi dã ngoại. Để tận hưởng đêm xuân trên sa mạc, tất cả cam kết với nhau “riêng hôm nay, dù là nghệ thuật hay sân khấu, đều phải quên hết”, nói rồi ai cũng cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái. Chúng tôi vô cùng phấn khích vừa chạy vừa ngân nga các điệu hát, cuối cùng dừng chân ở một “dòng suối mát”. Khi ngâm chân xuống suối, tất cả chúng tôi đều bất ngờ bởi nước ở đây rất ấm. Khoảnh khắc nhớ ra mình đang ở Ả Rập, thì chúng tôi nghe được tiếng nhạc xập xình từ bờ suối bên kia vang đến. Lúc ngẩng lên, chúng tôi phát hiện ra vài cậu bé đang vây quanh một vật gì đó và tạo ra nhịp điệu vô cùng sôi động. Mặc dù quyết tâm không nghĩ đến chuyện hát múa nữa, nhưng chẳng hiểu từ lúc nào mà chúng tôi đã lần lượt đến gần và bắt đầu nhún nhảy theo nhịp trống của những đứa trẻ. Đó là một chiếc trống rất cũ, chắc là được nhặt từ đâu đó về. Phần lời hát chỉ vỏn vẹn hai câu “as-salamu alaykum” (mong hạnh phúc đến với bạn) và “shukran” (cảm ơn bạn) nhưng cũng đủ làm cho chúng tôi cười nói suốt buổi.

제8회 서울세계무용축제의 일환으로 2005년 10월 8일과 9일 이틀간 예술의전당 CJ토월극장에서 열린 <전무후무> 무대에서 당대 최고의 원로 춤꾼들이 한국 전통 춤의 진수를 펼쳐 보였다. 왼쪽부터 김수악(金壽岳 1926~2009) 선생의 진주교방굿거리춤, 김덕명(金德明 1924~2015) 선생의 양산학춤, 강선영(姜善泳 1925~2016) 선생의 태평무, 이매방(李梅芳 1927~2015) 선생의 승무 장면이다. Tiết mục “Toàn vũ hủ vũ” (The Perfect and Precious Dances by Virtuosos), một phần của Liên hoan Múa Quốc tế Seoul lần thứ tám, được biểu diễn tại nhà hát CJ Towol của Trung tâm Nghệ thuật Seoul, quy tụ sáu vũ công hàng đầu, đã thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của múa truyền thống Hàn Quốc. Đây là bốn trong sáu người, từ trái sang: Kim Su-ak (1926-2009), Kim Deok-myeong (1924-2015), Kang Seon-yeong (1925-2016) and Lee Mae-bang (1927-2015). ⓒ 뉴스뱅크 - NewsBank
제8회 서울세계무용축제의 일환으로 2005년 10월 8일과 9일 이틀간 예술의전당 CJ토월극장에서 열린 <전무후무> 무대에서 당대 최고의 원로 춤꾼들이 한국 전통 춤의 진수를 펼쳐 보였다. 왼쪽부터 김수악(金壽岳 1926~2009) 선생의 진주교방굿거리춤, 김덕명(金德明 1924~2015) 선생의 양산학춤, 강선영(姜善泳 1925~2016) 선생의 태평무, 이매방(李梅芳 1927~2015) 선생의 승무 장면이다. Tiết mục “Toàn vũ hủ vũ” (The Perfect and Precious Dances by Virtuosos), một phần của Liên hoan Múa Quốc tế Seoul lần thứ tám, được biểu diễn tại nhà hát CJ Towol của Trung tâm Nghệ thuật Seoul, quy tụ sáu vũ công hàng đầu, đã thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của múa truyền thống Hàn Quốc. Đây là bốn trong sáu người, từ trái sang: Kim Su-ak (1926-2009), Kim Deok-myeong (1924-2015), Kang Seon-yeong (1925-2016) and Lee Mae-bang (1927-2015). ⓒ 뉴스뱅크 – NewsBank
2014년 7월, 독일의 월드음악 축제 루돌슈타트 페스티벌(Rudolstadt Festival)에서 가야금 산조 김해숙(金海淑) 명인이 프란츠 리스트 바이마르 국립음대의 스트링쿼텟과 협연하고 있다. 그는 한국인으로는 처음으로 이 축제의 헤드라이너로 선정되었다. Kim Hae-sook biểu diễn "Gayageum Sanjo" với tứ tấu đàn dây của Đại học Âm nhạc Franz Liszt Weimar tại Liên hoan Rudolstadt vào tháng 7 năm 2014. Cô là người Hàn Quốc đầu tiên mở màn cho Lễ hội Âm nhạc thế giới của Đức. ⓒ 전주세계소리축제 - Jeonju International Sori Festival
2014년 7월, 독일의 월드음악 축제 루돌슈타트 페스티벌(Rudolstadt Festival)에서 가야금 산조 김해숙(金海淑) 명인이 프란츠 리스트 바이마르 국립음대의 스트링쿼텟과 협연하고 있다. 그는 한국인으로는 처음으로 이 축제의 헤드라이너로 선정되었다. Kim Hae-sook biểu diễn “Gayageum Sanjo” với tứ tấu đàn dây của Đại học Âm nhạc Franz Liszt Weimar tại Liên hoan Rudolstadt vào tháng 7 năm 2014. Cô là người Hàn Quốc đầu tiên mở màn cho Lễ hội Âm nhạc thế giới của Đức. ⓒ 전주세계소리축제 – Jeonju International Sori Festival

 

명인 명무 무대 – Sân khấu của những vũ công bậc thầy

전무후무(全舞珝舞 The Perfect and Precious Dances by Virtuosos) – 세상에서 가장 완벽한 춤판을 이루며 당대를 주름잡던 평균 나이 80세의 명인 명무 여섯 분들을 2005년 한자리에 모았다. 그리고 내로라하는 악사들이 돗자리를 깔고 무대에 길게 앉아 선생들의 몸에서 춤을 불러냈다. 현재 한국문화재재단 이사장으로 있는 전통예술 연출가 진옥섭(陳玉燮) 선생이 기획해 제8회 서울세계무용축제(SIDance)에서 선보인 무대이다.

“Toàn vũ hủ vũ” (The Perfect and Precious Dances by Virtuosos) – là tên gọi của tiết mục múa trình diễn vào năm 2005, hội tụ sáu vũ công hàng đầu ở độ tuổi 80, những người có vũ đạo hoàn hảo nhất thế giới. Các nhạc công nổi tiếng chơi nhạc cho tiết mục này trải chiếu ngồi thành hàng dài trên sân khấu, tạo ra những giai điệu khơi gợi vũ đạo từ bên trong cơ thể của người nghệ sĩ. Tiết mục ra mắt lần đầu tại Liên hoan múa quốc tế Seoul (SIDance) lần thứ tám, được dàn dựng bởi đạo diễn nghệ thuật truyền thống Jin Ok-sub, hiện là Tổng giám đốc của Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc.

Bài viết liên quan  한국 탐사대 남극내륙기지 후보지 도착 - Đội thám hiểm Hàn Quốc đã đặt chân đến địa điểm ứng cử viên cho Trạm nghiên cứu nội địa Nam Cực

이 공연을 본 프랑스 몽펠리에 축제(Festival Montpellier Danse) 부감독 지젤 데푸치오(Gisèle Depuccio)는 그 자리에서 이분들을 초청하기로 결정했고, <살아 있는 보물(Trésors Vivants)>이라 제목을 붙이기로 했다. 2006년은 마침 한불 수교 120주년을 기념하던 해라 문화체육관광부가 항공과 화물 운송을 책임지고, 축제 본부가 상당히 높은 공연료와 기타 초청 비용 전액을 부담해서 프랑스 몽펠리에와 샤토 발롱(Chateau Vallon) 2개 도시에서 공연하기로 했다.

Hôm đó, ngay tại sân khấu, phó đạo diễn Gisèle Depuccio của chương trình Liên hoan Múa Montpellier của Pháp (Festival Montpellier Danse) đã quyết định mời vũ đoàn đến tham gia liên hoan và nhanh chóng đặt tên cho phần trình diễn này là “Báu vật sống” (Trésors Vivants). 2006 cũng là dịp kỷ niệm 120 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn-Pháp, do đó Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch Hàn Quốc đã chi trả vé máy bay và vận chuyển hành lý, Ban tổ chức Liên hoan tài trợ hoàn toàn kinh phí biểu diễn và các kinh phí khác để vũ đoàn sang Pháp diễn tại hai thành phố Montpellier và Chateau Vallon.

그러나 불과 1년 새, 선생들의 시간은 너무 빨랐다. 그 공연 이후 장삼자락 휘휘 날리며 하늘로 난 길을 따라간 분들이 계셨기에 일부 출연자 교체로 평균 연령을 살짝 낮추고 나서야 출발할 수 있었다. 몽펠리에 광장에 있는 오페라 코메디(Opéra Comédie)에서 드디어 공연이 끝났을 때 극장 앞은 집에 가지 않겠다며 버티고 선 프랑스인들로 북새통이 되었다. 피곤하지만 어쩌겠나. 사람들이 모였으니 잔치를 할 수밖에. 보조 악사로 공연에 참여했던 노름마치(noreum machi)가 한바탕 마당놀이를 펼쳤다. 이 잔치가 얼마나 즐거웠으면 현지 지방 매체는 말할 것도 없고, 포도나무에 물 주다 뛰쳐나와 벼 베어 낸 논에서 너울너울 춤추고 다시 비닐하우스로 돌아가는 농부 춤꾼 이윤석(李潤石) 선생을 르몽드가 인터뷰로 집중 조명했다. AFP는 남성성을 강하게 드러내는 김덕명(金德明) 선생의 학춤을 사진으로 전송하느라 바빴다. 극장 스태프 중 한 명은 장금도(張今道) 선생의 살풀이춤으로 “돌아가신 어머니의 혼이 위로받았을 것 같다”며 울먹이기도 했다.

Tuy nhiên, thời gian lại không chiều lòng các vũ công. Chưa đầy một năm sau chuyến lưu diễn đó, vài người trong số họ đã lên thiên đường. Tuổi thọ trung bình của vũ đoàn giảm xuống do sự thay đổi về nhân sự, nhưng phải như thế thì mới có thể lên đường để diễn tiếp. Cuối cùng thì đoàn cũng kết thúc việc lưu diễn tại nhà hát Opéra Comédie ở Quảng trường Montpellier, hôm ấy, rất đông khán giả Pháp tập trung trước nhà hát và nói rằng họ sẽ không về nhà. Vũ đoàn rất mệt, nhưng không còn cách nào khác, mọi người đông thế kia thì phải mở tiệc để vui với họ. Ban nhạc trợ diễn Noreum Machi bắt đầu biểu diễn madang nori (sân khấu truyền thống ngoài trời). Các đài truyền hình địa phương, cũng như Le Monde tập trung phỏng vấn vũ công-nông dân Lee Yun-seok, người mà sau khi tưới nho thì chạy ra ruộng lúa đã gặt để nhún nhảy, rồi quay lại nhà kính làm việc. AFP không ngừng đăng tải các bức ảnh múa hạc đầy nam tính của vũ công Kim Deok-myung. Một nhân viên của nhà hát trước những vũ điệu salpuri của Jang Geum-do, đã rưng rưng và nói: “Linh hồn người mẹ đã mất của tôi chắc sẽ được an ủi”. Như thế cũng đủ thấy bữa tiệc vui đến mức nào.

오코라 라디오 프랑스가 2012년 제작한 김해숙 명인의 <최옥삼류 가야금 산조(Gayageum Sanjo: École Choi Ok-Sam)> 음반. 세계적인 음반사 아르모니아 문디(Harmonia Mundi)를 통해 60여 개 국가에서 동시에 출시됐으며 산조를 월드 뮤직계에 알리는 계기가 되었다. “Gayageum Sanjo: École Choi Ok-Sam” do Ocora Radio France sản xuất vào năm 2012. Harmonia Mundi đã phát hành album tại hơn 60 quốc gia, giới thiệu nhạc cụ sanjo đến thế giới.
오코라 라디오 프랑스가 2012년 제작한 김해숙 명인의 <최옥삼류 가야금 산조(Gayageum Sanjo: École Choi Ok-Sam)> 음반. 세계적인 음반사 아르모니아 문디(Harmonia Mundi)를 통해 60여 개 국가에서 동시에 출시됐으며 산조를 월드 뮤직계에 알리는 계기가 되었다. “Gayageum Sanjo: École Choi Ok-Sam” do Ocora Radio France sản xuất vào năm 2012. Harmonia Mundi đã phát hành album tại hơn 60 quốc gia, giới thiệu nhạc cụ sanjo đến thế giới.
오코라 라디오 프랑스가 2014년 출시한 경기민요 이춘희 명창의 아리랑과 민요 앨범. “Chant Arirang et Minyo” do Đài phát thanh Ocora Pháp phát hành năm 2014, bao gồm các bài hát của Lee Chun-hee, ca sĩ bậc thầy chuyên hát dân ca vùng Gyeonggi.
오코라 라디오 프랑스가 2014년 출시한 경기민요 이춘희 명창의 아리랑과 민요 앨범. “Chant Arirang et Minyo” do Đài phát thanh Ocora Pháp phát hành năm 2014, bao gồm các bài hát của Lee Chun-hee, ca sĩ bậc thầy chuyên hát dân ca vùng Gyeonggi.
2011년 4월, 한국문화재보호재단 주관으로 덕수궁에서 열린 <천하명인 덕수궁 풍류> 공연에서 이춘희 명창이 열창하고 있다. Lee Chun-hee hát trong buổi hòa nhạc chung của các nghệ sĩ danh tiếng tại Cung điện Deoksu, do Qũy Di sản Văn hóa Hàn Quốc tổ chức vào tháng 4 năm 2011. ⓒ 연합뉴스 - Yonhap News Agency
2011년 4월, 한국문화재보호재단 주관으로 덕수궁에서 열린 <천하명인 덕수궁 풍류> 공연에서 이춘희 명창이 열창하고 있다. Lee Chun-hee hát trong buổi hòa nhạc chung của các nghệ sĩ danh tiếng tại Cung điện Deoksu, do Qũy Di sản Văn hóa Hàn Quốc tổ chức vào tháng 4 năm 2011. ⓒ 연합뉴스 – Yonhap News Agency
2017년 4월, 체코 프라하의 이벤트홀 아크로폴리스궁(Palác Akropolis)에서 잠비나이가 연주하고 있다. 앞줄 왼쪽부터 해금의 김보미, 기타의 이일우, 거문고의 심은용. 뒷줄은 베이스를 맡고 있는 유병구의 모습이다. Ban nhạc gugak kết hợp Jambinai biểu diễn tại Palác Akropolis, Prague, Czech vào tháng 4 năm 2017. Phía trước từ trái sang: Kim Bo-mi chơi haegeum, Lee Il-woo chơi guitar và Shim Eun-yong chơi geomungo. Phía sau là Yoo Byeong-gu chơi guitar bass.  ⓒSong Jun-ho
2017년 4월, 체코 프라하의 이벤트홀 아크로폴리스궁(Palác Akropolis)에서 잠비나이가 연주하고 있다. 앞줄 왼쪽부터 해금의 김보미, 기타의 이일우, 거문고의 심은용. 뒷줄은 베이스를 맡고 있는 유병구의 모습이다. Ban nhạc gugak kết hợp Jambinai biểu diễn tại Palác Akropolis, Prague, Czech vào tháng 4 năm 2017. Phía trước từ trái sang: Kim Bo-mi chơi haegeum, Lee Il-woo chơi guitar và Shim Eun-yong chơi geomungo. Phía sau là Yoo Byeong-gu chơi guitar bass.  ⓒSong Jun-ho
안은미컴퍼니가 2018년 서울 아르코예술극장에서 초연한 <북한춤>의 한 장면이다. 남북한 전통 춤의 동작, 의상, 음악 등을 분석하여 공통분모를 찾아낸 작품으로 2019년 파리 테아트르 드 라 빌(Théâtre de la Ville)의 시즌 프로그램으로 선정되었으며, 2020년 2월 벨기에 리에주 국립극장이 주최한 <춤의 나라(Pays de Danses)> 페스티벌의 폐막작으로 소개되었다. Một cảnh trong "North Korean Dance" (tạm dịch: Vũ điệu Bắc Hàn), được công diễn bởi Công ty Ahn Eun-me tại Nhà hát Nghệ thuật Arko, Seoul vào năm 2018. Tác phẩm này được chọn là sự kiện theo mùa của Théâtre de la Ville of Paris vào năm 2019 và cũng là vở bế mạc của Lễ hội Pays de Danses, do Théâtre de Liège của Bỉ tổ chức vào tháng 2 năm 2020. ⓒ Gadja Productions
안은미컴퍼니가 2018년 서울 아르코예술극장에서 초연한 <북한춤>의 한 장면이다. 남북한 전통 춤의 동작, 의상, 음악 등을 분석하여 공통분모를 찾아낸 작품으로 2019년 파리 테아트르 드 라 빌(Théâtre de la Ville)의 시즌 프로그램으로 선정되었으며, 2020년 2월 벨기에 리에주 국립극장이 주최한 <춤의 나라(Pays de Danses)> 페스티벌의 폐막작으로 소개되었다. Một cảnh trong “North Korean Dance” (tạm dịch: Vũ điệu Bắc Hàn), được công diễn bởi Công ty Ahn Eun-me tại Nhà hát Nghệ thuật Arko, Seoul vào năm 2018. Tác phẩm này được chọn là sự kiện theo mùa của Théâtre de la Ville of Paris vào năm 2019 và cũng là vở bế mạc của Lễ hội Pays de Danses, do Théâtre de Liège của Bỉ tổ chức vào tháng 2 năm 2020. ⓒ Gadja Productions

 

국제적 신뢰 – Uy tín quốc tế

인터넷 쇼핑몰 아마존에 들어가면 숨어 있는 한국 음악 귀 명인들이 지금도 찾는 명반이 있다. 세계적 권위를 자랑하는 오코라 라디오 프랑스(OCORA Radio France)가 2012년 제작해 세상에 내놓은 <최옥삼(崔玉三)류 가야금 산조>(Corée: Gayageum Sanjo – Ecole Choi Ok-Sam)는 가야금 산조 명인 김해숙(金海淑), 거문고 명인 이재화(李在和), 아쟁 명인 김영길(金泳吉)의 연주를 담았다. 이 음반은 영국, 독일 음악 비평가들이 주는 상도 받았으니 이들이 한국을 넘어 세계인들의 귀까지 사로잡았다고 해도 과언이 아닐 게다.

Trên trang mua sắm trực tuyến Amazon, người mua có thể tìm thấy các album kiệt tác mà những người sành nhạc Hàn Quốc đang lùng sục. Năm 2012, hãng thu âm uy tín thế giới OCORA Radio France đã sản xuất ra đĩa nhạc “Corée: Gayageum Sanjo – Ecole Choi Ok-Sam” gồm các tiết mục của ba nghệ sĩ danh tiếng: Kim Hae-sook biểu diễn gayageum, Lee Jae-hwa biểu diễn geomungo, Kim Yeong-il biểu diễn ajaeng. Đĩa nhạc này đã đạt được giải thưởng từ các nhà phê bình âm nhạc Anh, Đức, do đó, sẽ không quá lời khi nói rằng âm nhạc Hàn Quốc đã thu hút được những người yêu nhạc quốc tế.

같은 해 경기민요 명창 이춘희(李春羲)는 ‘아리랑’이 세계무형문화유산으로 등재될 때 파리 유네스코 본부에서 축가를 불렀고, 국내 대부분의 예술가들이 그저 동경만 하는 상상축제(Festival de l’Imaginaire)가 선생을 2014년 개막 공연 무대에 세우기도 했다. 피나는 노력으로도 오르기 힘든 정수에 도착하면 숨소리 하나도 예술이 되는 것일까? 연주깨나 한다는 후배들이 아직 가 보지 못한 세계 최정상 무대는 명인 명창에게는 참 쉽게 문을 열었다. 그러나 이것이 반드시 예술가의 빼어난 실력만으로 이루어지는 일은 아니다. 루돌슈타트 페스티벌(Rudolstadt-Festival), 세계문화의 집(Maison de la Culture du Monde)까지도 열어젖힌 기획자는 “어르신들이 평생 닦은 내공을 제대로 존중받으시도록 했으면 그것으로 됐다”고 말하며 칭찬을 마다한다. 라디오 프랑스의 유일한 한국 프로듀서인 김선국 저스트뮤직(Just Music & Publishing) 대표가 쌓은 국제적 신뢰가 아니었다면 이룰 수 없었을 이 모든 성과에도 불구하고 말이다.

Cùng năm đó, nghệ sĩ hát dân ca Gyeonggi nổi tiếng Lee Chun-hee đã trình diễn bài “Arirang” tại trụ sở của Unesco tại Paris nhân dịp bài hát này được đăng ký là Di sản Văn hóa phi vật thể Thế giới. Năm 2014, Liên hoan Festival de l’Imaginaire, nơi mà hầu hết các nghệ sĩ Hàn Quốc đều khao khát, mời Lee đến biểu diễn trên sân khấu khai mạc. Phải chăng khi đứng trên đỉnh vinh quang sau bao cố gắng, phải đổ cả máu thì ngay cả hơi thở cũng trở thành nghệ thuật? Sân khấu quyền lực nhất thế giới mà rất nhiều thế hệ hậu bối chưa từng đặt chân đến đã mở ra thật dễ dàng như thế đối với danh ca Lee. Tuy nhiên, thành quả này có được không phải chỉ dựa trên năng lực của người nghệ sĩ. Ngay cả người quản lý đã mở ra cơ hội cho các nghệ sĩ đến với Liên hoan Rudolstadt (Rudolstadt-Festival), Ngôi nhà Văn hóa Thế giới (Maison de la Culture du Monde) cũng khước từ lời khen và nói, “Tôi chỉ làm sao để tài năng tích lũy cả đời của những bậc thầy được công nhận, với tôi thế là đủ”. Dù vậy, cũng không thể phủ nhận rằng, tất cả thành quả đó sẽ không thể đạt được nếu như không có sự tín nhiệm từ quốc tế mà giám đốc đại diện của Just Music & Publishing, giám đốc sản xuất người Hàn Quốc duy nhất ở đài Radio France, Kim Sun-kook nỗ lực tạo nên.

오늘도 한국 음악은 새로운 뮤지션의 등장에 환호하고, 이들을 알아본 발 빠른 월드 뮤직계의 눈 밝은 에이전트들은 언제 하늘 길이 열릴지 손꼽아 기다린다. Âm nhạc Hàn Quốc hiện nay vẫn luôn chào đón sự xuất hiện của những tài năng mới, còn những công ty quản lý của làng âm nhạc không biên giới đã tinh mắt phát hiện ra những nhân tài này thì lại đang đếm từng ngày chờ đến lúc họ có thể bay xa.

세계가 사랑한 한국 음악 – Âm nhạc Hàn Quốc được thế giới yêu thích

매년 수많은 음악 전문 행사들이 세계 곳곳에서 열리고, 불과 몇 개월 전까지는 해외 공연이 예정된 단체들의 운송 지원 수요를 다 감당해 내지 못해 걱정이었다. 이렇게 예술 유통에서 해외 무대 비중이 높아지고, 많은 한국 이름들이 여러 언어로 번역되는 데에는 전통을 현대적으로 계승한 젊은 음악인들의 공이 매우 크다.

Hàng năm đều có rất nhiều sự kiện chuyên về âm nhạc diễn ra khắp nơi trên thế giới. Chỉ vài tháng trước đây, tôi đã rất lo vì không thể đáp ứng được hết nhu cầu hỗ trợ vận chuyển của các tổ chức có lịch lưu diễn nước ngoài. Bằng cách đưa các yếu tố hiện đại vào nghệ thuật truyền thống, các nghệ sĩ trẻ đã có công lớn khi giúp cho sân khấu nước ngoài chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong phân phối sản phẩm nghệ thuật, cũng như tác phẩm của Hàn Quốc được dịch sang những thứ tiếng khác nhau trên thế giới.

국악에 헤비메탈을 연상시키는 강렬한 록을 접목해 “트렌드를 좇는 것이 아니라 트렌드를 주도하는 밴드”라는 평가를 받으며 월드 뮤직계를 충격에 빠뜨린 잠비나이(Jambinai)는 국내에서 만나기보다 해외에서 마주치기가 더 쉬울 정도다. 다양한 유통 시장의 전략적 활용, 유명 레이블과의 계약 등 그들이 걸어온 길은 후배 음악인들이나 국내 공연 예술계가 국제 교류를 바라보는 관점을 바꾸게 했다. 잠비나이의 성공에 힘입어 지금은 적잖은 연주자들이 전문가와 손잡고 체계적으로 해외 무대에 접근하고 있다.

Tiêu biểu cho việc kết hợp hiện đại và truyền thống là Jambinai. Ban nhạc này đã lồng ghép nhạc rock gần giống heavy metal vào gukak, đã gây sốc cho làng nhạc thế giới và được đánh giá là “không phải đi theo trào lưu mà là dẫn đầu trào lưu”, ban nhạc này nổi tiếng đến mức gặp họ trong nước còn khó hơn là ở nước ngoài. Jambinai đã làm thay đổi quan điểm về giao lưu quốc tế của những nghệ sĩ hậu bối và giới nghệ thuật đang hoạt động trong nước khi tiếp cận được nhiều thị trường phân phối nghệ thuật đa dạng, ký hợp đồng với các hãng thu danh tiếng. Thành công của Jambinai đã tiếp sức cho nhiều nghệ sĩ trẻ ngày nay bắt tay với các chuyên gia để tiếp cận sân khấu một cách có hệ thống hơn.

해외 무대 진출에 가장 적극적이고 용이한 분야는 퓨전 국악을 중심으로 하는 월드 뮤직 장르지만 세계 무대가 첫손에 꼽으며 반기는 예술가는 단연 안은미(Ahn Eun-me 安恩美)라고 할 수 있다. 한국 전통 무용을 배우고 뉴욕 유학 시절에 현대무용가로 변신해 데뷔한 안은미의 무대는 화려한 색의 나열, 강렬하고 속도감 있는 움직임의 조화가 두드러진다. 작품은 하나하나 사연을 담고 있으며, 관객과 현장에서 어울리며 소통하는 그녀는 항상 “우리 지금 함께 행복하자”는 메시지를 전한다. “그녀의 작품을 보면 난 가슴이 따뜻하고 기쁘다”는 프랑스 기획자 장-마리 샤보(Jean-Marie Chabot)가 유독 안은미에 집중해 국제적 공연 예술가로 부각시키려 애쓰는 이유는 바로 예술가로서 그녀가 전하는 메시지에 이끌렸기 때문이다.

Lĩnh vực tiến ra nước ngoài mạnh mẽ và dễ dàng nhất là thể loại âm nhạc không biên giới (world music), trong đó có fusion gukak (gukak kết hợp). Nghệ sĩ đầu tiên chạm tay đến sân khấu thế giới và được đón nhận có thể kể đến Ahn Eun-me. Ahn học múa truyền thống Hàn Quốc, sau đó trong thời gian du học ở New York, cô chuyển sang hoạt động với tư cách là nghệ sĩ múa đương đại. Sân khấu ra mắt của Ahn Eun-me là sự kết hợp hài hòa giữa các mảng màu rực với những chuyển động nhanh mạnh. Mỗi tác phẩm của cô đều hàm chứa một câu chuyện nào đó, khi biểu diễn, cô không ngừng giao lưu và tương tác với khán giả để truyền đến họ thông điệp “chúng ta cùng hạnh phúc”. Nhà sản xuất âm nhạc Pháp, Jean-Marie Chabot, cho biết “Khi tôi xem các tác phẩm của cô ấy, tôi cảm thấy lòng mình ấm áp và vui hơn”, lý do khiến ông đặc biệt chú ý và cố gắng hỗ trợ Ahn Eun-me trở thành nghệ sĩ quốc tế chính là thông điệp trong hoạt động của cô.

한편 명창 이춘희의 제자였고, 파격의 선두 주자 안은미의 무대와 철학을 민요에 입혀 ‘조선의 아이돌’이라 불리게 된 이희문(Lee Hee-moon 李熙文)은 ‘보는 음악’을 만들어 냈다. “우리 함께 놀아버리자”고 관객들에게 외치는 그는 소리꾼이지만 안은미가 무대에 펼쳐 놓는 화려한 강렬함을 온몸으로 입어 버리는 배우이기도 하다. 망사 스타킹에 하이힐을 신고, 반짝이 드레스를 걸친 것도 모자라 분홍, 노랑, 파랑 가발을 뒤집어쓰고 능청스럽게 관객과 주거니 받거니 진짜 놀아 버린다. 그가 리드 보컬로 있었던 그룹 씽씽은 뉴욕에서 열린 ‘2017 글로벌페스트(globalFEST)’에 아시아 음악가로는 유일하게 초대받아 화제의 중심에 섰다. ‘민요계의 레이디 가가’로 소개될 만큼 파격적인 무대를 선보여 뉴욕타임즈로부터 “올해 글로벌페스트 최고의 수확은 씽씽(이희문)”이라는 극찬을 받았다. 2019년에는 아델, 존 레전드 등이 출연했던 미국 NPR의 ‘타이니 데스크 콘서트’ 에 한국인으로는 처음 출연해 유튜브 동영상 조회 수가 120만 건을 넘기도 했다.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến ca sĩ Lee Hee-moon, học trò của danh ca Lee Chun-hee. Lee Hee-moon đã vận dụng hình thức sân khấu và triết lý của người dẫn đầu đột phá Ahn Eun-me vào trong dân ca để sáng tạo nên thể loại “âm nhạc để xem”, vì vậy anh còn nổi tiếng với biệt danh là “idol thời Joseon”. Khẩu hiệu quen thuộc của Lee Hee-moon với khán giả trong vai trò ca sĩ chính là “Cùng chơi hết mình nào!”, nhưng bên cạnh đó, anh còn là một diễn viên thấm nhuần phong cách biểu diễn mạnh mẽ của Ahn Eun-me trên sân khấu. Mang tất lưới, đi giày cao gót, khoác lên mình bộ váy lấp lánh, cộng thêm bộ tóc giả với đa dạng các màu hồng, vàng, xanh, Lee biểu diễn mà như đang trêu đùa tinh quái cùng khán giả. Sự kiện ban nhạc Ssing Ssing do anh hát là nhóm nhạc Châu Á duy nhất được mời đến tham dự globalFEST 2017 tổ chức tại New York đã trở thành chủ đề nổi bật khi đó. Ssing Ssing ra mắt khán giả với màn trình diễn vô cùng phá cách, có thể ví như “Lady Gaga của làng dân ca”, và được tờ New York Times hết lời khen ngợi, cho rằng “Thành tựu lớn nhất của globalFEST năm nay chính là Ssing Ssing (Lee Hee-moon)”. Năm 2019, ban nhạc này xuất hiện trong chương trình ca nhạc Tiny Desk Concert của đài phát thanh NPR, Mỹ, nơi mà các ca sĩ nổi tiếng như Adele và John Legend đã từng góp mặt. Vì đây là lần đầu tiên các nghệ sĩ Hàn Quốc được tham gia chương trình này nên đã thu hút được hơn một triệu hai trăm nghìn lượt xem trên kênh Youtube.

소리꾼 이희문(가운데)이 민요 듀오 놈놈(좌우), 밴드 허송세월과 함께 프로젝트 그룹 ‘오방神과(OBANGSINGWA)’를 결성했다. 이희문과 놈놈의 신승태(맨 왼쪽)는 그룹 씽씽의 일원으로 2019년 미국 NPR의 ‘타이니 데스크 콘서트’에 출연해 큰 화제를 낳았다. Ca sĩ Lee Hee-moon (giữa) thành lập nhóm nhạc dự án OBANGSINGWA (OBSG; nghĩa là “Cùng với các vị thần ngũ phương”) với bộ đôi hát dân ca NomNom và ban nhạc Heosongsewol (“Phí thời gian”). Lee và Shin Seung-tae (trái) từ NomNom là thành viên của nhóm nhạc SsingSsing, từng gây xôn xao với màn trình diễn vào năm 2019 tại NPR’s Tiny Desk Concerts ở Washington, D.C. ⓒ Kwak Ki-gon
소리꾼 이희문(가운데)이 민요 듀오 놈놈(좌우), 밴드 허송세월과 함께 프로젝트 그룹 ‘오방神과(OBANGSINGWA)’를 결성했다. 이희문과 놈놈의 신승태(맨 왼쪽)는 그룹 씽씽의 일원으로 2019년 미국 NPR의 ‘타이니 데스크 콘서트’에 출연해 큰 화제를 낳았다. Ca sĩ Lee Hee-moon (giữa) thành lập nhóm nhạc dự án OBANGSINGWA (OBSG; nghĩa là “Cùng với các vị thần ngũ phương”) với bộ đôi hát dân ca NomNom và ban nhạc Heosongsewol (“Phí thời gian”). Lee và Shin Seung-tae (trái) từ NomNom là thành viên của nhóm nhạc SsingSsing, từng gây xôn xao với màn trình diễn vào năm 2019 tại NPR’s Tiny Desk Concerts ở Washington, D.C. ⓒ Kwak Ki-gon

 

디지털 무대를 향해 – Nhắm đến sân khấu số hóa

오늘도 한국 음악은 새로운 뮤지션의 등장에 환호하고, 이들을 알아본 발 빠른 월드 뮤직계의 눈 밝은 에이전트들은 언제 하늘 길이 열릴지 손꼽아 기다린다. COVID-19로 하루아침에 바뀐 세상. 우리는 지금 나누고 싶은 좋은 음악, 보여 주고 싶은 매혹적인 춤을 어느 디지털 플랫폼에 실을지 고민 중이다. 우리에게는 넷플릭스와 견줄 만한 재원도 없고, 확장현실(XR)까지 소비하는 영상 세대를 홀릴 만한 기술력도 아직은 없다. 오프라인 무대를 그리워하는 이들이 언제까지 기다려 줄 수 있을지도 의문이다. 그럼에도 한국을 세계에 널리 알렸으며, 여전히 박수를 그리워하고, 오늘도 땀 흘리며 마이크와 악기를 놓지 않는 예술가들에게 시간을 주자. 화면 속 그들이 실제 무대의 감동을 고스란히 지구촌 청중들에게 전하는 그날까지.

Âm nhạc Hàn Quốc ngày nay vẫn luôn chào đón sự xuất hiện của những tài năng mới, còn những công ty quản lý của làng âm nhạc không biên giới (world music) đã tinh mắt phát hiện ra những nhân tài này thì lại đang đếm từng ngày chờ đến ngày họ có thể bay xa. COVID-19 thay đổi thế giới chỉ sau một đêm. Giờ đây, chúng tôi đang cân nhắc xem nên sử dụng nền tảng kỹ thuật nào để chia sẻ những bài hát hay, những điệu múa mê hoặc cho mọi người xem. Chúng tôi không có đủ nguồn tài chính sánh ngang với Netflix, vẫn chưa có đủ trình độ kỹ thuật để có thể nắm bắt được các video sử dụng công nghệ thực tế ảo mở rộng (XR). Khán giả nhớ sân khấu ngoại tuyến (offline) sẽ có thể chờ được đến khi nào, đó vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Mặc dù vậy, đối với những người nghệ sĩ đã góp sức đưa tên tuổi của Hàn Quốc ra thế giới, luôn khao khát các tràng vỗ tay, mồ hôi đổ và tay vẫn chưa rời micro và nhạc cụ, chúng ta hãy cho họ thêm thời gian, chờ đến ngày họ bước ra khỏi màn hình và truyền tải nguyên vẹn cảm xúc của sân khấu thực tế đến khán giả toàn cầu.

김신아(Kim Shin-ah 金甡娥) 국립극장진흥재단 사무국장(Director, National Theater Foundation of Korea)
Kim Shin-ah Giám đốc Quỹ Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc
Dịch. Nguyễn Xuân Thuỳ Linh

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here