헌책과 이어 온 40년 인연 – Duyên nợ 40 năm với sách cũ

0
238

정보와 지식이 책보다 인터넷이나 SNS로 유통되는 세상에서 비좁은 책방에 헌책을 잔뜩 쌓아놓고 손님을 기다리는 사람이 있다. 40년째 서울에서 헌책방을 운영하고 있는 정병호(Jeong Byung-ho 鄭炳浩) 씨는 만약 아들이 대를 이어준다면, 10년 뒤에는 그림을 그리며 살고 싶다고 한다.

Trong thế giới nơi thông tin và kiến thức được truyền tải trên Internet hoặc SNS (mạng xã hội) nhiều hơn trên sách, có những người chất đống sách cũ trong cửa hàng chật như nêm và chờ đợi khách hàng. Jeong Byung-ho, chủ một hiệu sách cũ bước sang năm thứ 40 hoạt động ở Seoul, nói rằng nếu con trai ông chịu tiếp quản hiệu sách thì 10 năm sau ông muốn sống cùng hội họa.

정병호 씨가 서울 평화시장에서 40년 동안 운영해 온 헌책방 서문서점에서 책들을 살펴보고 있다. Jeong Byung-ho kiểm tra sách tại tiệm sách Seomun, cửa hàng sách cũ mà ông đã mở cửa trong 40 năm qua ở khu chợ Pyeonghwa, ngay trung tâm thành phố Seoul.
정병호 씨가 서울 평화시장에서 40년 동안 운영해 온 헌책방 서문서점에서 책들을 살펴보고 있다. Jeong Byung-ho kiểm tra sách tại tiệm sách Seomun, cửa hàng sách cũ mà ông đã mở cửa trong 40 năm qua ở khu chợ Pyeonghwa, ngay trung tâm thành phố Seoul.

서울의 한복판 청계천 물길을 따라 걷다 보면 오래된 시장 건물에 닿는다. 1950년대 헌책방들이 하나둘 문을 열기 시작한 평화시장 1층 골목은 1980년대 까지만 해도 책을 찾는 사람들로 붐볐다. 새 교과서를 구하지 못한 중고등학생들은 헌 교과서를 찾았고, 대학 입시에서 낙방한 젊은이들은 쇼펜하우어와 사르트르의 책을 뒤적였다. 당시 그곳의 헌책방은 200~300개에 이르렀다.

Đi bộ dọc theo dòng suối Cheonggyecheon ở ngay trung tâm Seoul, bạn sẽ đến một tòa nhà chợ cũ. Con hẻm tầng trệt chợ Pyeonghwa, nơi các cửa hàng sách cũ lần lượt xuất hiện vào những năm 1950, rất đông người tìm kiếm sách cho đến những năm 1980. Các em học sinh cấp hai ba không thể tìm được sách giáo khoa mới, bèn đến tìm sách đã qua sử dụng và những người trẻ tuổi trượt kỳ thi đại học tìm đọc những trang sách của triết gia Arthur Schopenhauer hay Jean-Paul Sartre. Vào thời điểm đó, ở khu vực này có đến 200 – 300 hiệu sách cũ.

그러나 그 유명한 헌책방 거리는 1990년대에 접어들면서 하향길에 접어들었고, 지금은 겨우 18개가 남았을 뿐이다. 그곳에서 정병호 씨는 40년째 서문서점(瑞文書店)을 운영하고 있다. Nhưng bước vào thập niên 1990, con phố sách cũ nổi tiếng ấy bắt đầu xuống dốc và bây giờ chật vật lắm chỉ còn 18 cửa hiệu. Ở đó, ông Jeong Byung-ho đang điều hành hiệu sách cũ Seomun bước sang năm thứ 40.

“헌책방 거리가 사양길에 접어든 건 중고등학교 교과 과정과 교과서가 바뀐 게 가장 큰 이유였지요. 그전에는 문교부(지금의 교육부)가 만든 국정 교과서가 과목별로 하나씩뿐이었고 지방에서 교과서를 구하지 못한 학생들이 이곳 헌책방을 찾곤 했는데, 1990년대에 들어서면서 여러 출판사가 다양한 교과서와 참고서를 내게 된 거예요. 그때부터 헌책방이 줄기 시작했고, 앞으로는 더 줄어들겠죠. 지금도 팔려고 내놓은 서점들이 있으니까요.”

“Lý do lớn nhất khiến phố sách cũ sa sút chính là sự thay đổi chương trình giáo dục và sách giáo khoa bậc trung học. Trước đây, mỗi môn học chỉ có một cuốn sách giáo khoa dùng chung trên toàn quốc do Bộ Văn hóa và Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục) Hàn Quốc ấn hành và những học sinh không mua được sách giáo khoa ở các tỉnh hay tìm đến các hiệu sách cũ nơi này, thế nhưng đến những năm 1990 thì nhiều nhà xuất bản phát hành đa dạng các bộ sách giáo khoa và sách tham khảo. Từ thời điểm đó, số lượng các cửa hàng sách cũ bắt đầu suy giảm và nó sẽ tiếp tục giảm trong tương lai. Bởi lẽ hiện nay đang có thêm mấy hiệu sách được rao bán.”

평화시장 헌책방 거리에는 한때 200~300여 개에 이르는 서점들이 있었지만, 지금은 20개가 채 되지 않는다. Đã từng có khoảng 200 đến 300 hiệu sách cũ ở chợ Pyeonghwa, nhưng đến nay chỉ còn hơn 20.
평화시장 헌책방 거리에는 한때 200~300여 개에 이르는 서점들이 있었지만, 지금은 20개가 채 되지 않는다. Đã từng có khoảng 200 đến 300 hiệu sách cũ ở chợ Pyeonghwa, nhưng đến nay chỉ còn hơn 20.

달라진 독서 환경 – Môi trường đọc đã thay đổi

한국은 전 세계에서 가장 빠르게 디지털화하는 사회다. 스마트폰 보유율이 95%로 세계에서 가장 높고, 거의 모든 국민이 휴대전화를 소지했다. 한때는 선생님이 되기를 꿈꾸는 초등학생들이 많았지만, 지금은 유튜버가 꿈인 아이들이 더 많다. 이런 변화 속에서 책 읽는 사람이 줄어드는 것은 어쩌면 당연해 보인다.

Hàn Quốc là xã hội số hóa nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh là 95%, cao nhất thế giới và hầu như mọi người đều sở hữu một chiếc điện thoại di động. Xưa kia, có rất nhiều học sinh tiểu học mơ ước trở thành giáo viên, nhưng bây giờ có nhiều em ước mơ là Youtuber hơn. Có lẽ thật tự nhiên khi thấy ngày càng ít độc giả giữa sự thay đổi này.

문화체육관광부가 지난해에 발표한 ‘국민 독서 실태 조사’를 보면, 2017년 1년 동안 잡지나 만화가 아닌 문학, 철학 등 단행본 도서를 1권 이상 읽은 성인은 약 60%에 불과했다. 즉 한국의 성인 10명 가운데 4명은 1년에 단 한 권의 책도 읽지 않았다는 뜻이다. 가장 큰 이유는 ‘너무 바빠서’ 그리고 ‘스마트폰과 인터넷을 사용하느라’였다. 풍조가 이런 데다 인터넷 서점들이 여러 가지 방식으로 할인 판매를 하니 작은 서점들은 문을 닫을 수밖에 없다.

Theo kết quả “Điều tra thực trạng văn hóa đọc toàn dân” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc công bố năm ngoái, trong năm 2017 chỉ có khoảng 60% người trưởng thành đọc từ một cuốn sách trở lên, chẳng hạn như sách văn học và triết học (không tính tạp chí hay truyện tranh). Điều đó có nghĩa là bốn trong số 10 người Hàn Quốc đã không đọc một quyển sách nào trong suốt cả năm. Lý do chính yếu nhất là “vì quá bận rộn” và “vì bận sử dụng điện thoại thông minh và Internet”. Đây là xu hướng, và các hiệu sách trực tuyến bán giảm giá theo nhiều cách khác nhau, khiến các hiệu sách nhỏ không còn cách nào khác phải đóng cửa.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 공감능력 Năng lực thấu cảm (Empathy)

“대형 인터넷 서점들은 출판사와 직거래를 하니까 조금이라도 싼 값에 책을 팔 수 있지만, 중소 서점들은 중간 도매상을 통해 거래하니 마진이 더 적어요. 그러니 인터넷 서점들과 경쟁할 수가 없지요. 헌책방 중에도 대형 서점들이 있지만 경쟁이 그렇게까지 심하진 않으니 그나마 다행이지요.”

“Các nhà sách lớn trên Internet giao dịch trực tiếp với các nhà xuất bản, vì vậy họ có thể bán sách rẻ hơn một chút, nhưng các nhà sách nhỏ và vừa phải mua thông qua nhà phân phối nên ít lợi nhuận hơn. Vì vậy, bạn không có cách nào để cạnh tranh với các nhà sách lớn trên mạng. Cũng có những hiệu sách quy mô lớn trong số các hiệu sách cũ nhưng may mắn thay, sự cạnh tranh với họ không quá khốc liệt như với các nhà sách trực tuyến.”

병호 씨는 ‘청계천 헌책방 거리 상인회’의 회장이지만 그가 할 수 있는 일은 그리 많지 않다. 그는 세상이 변하는 걸 어떻게 막겠느냐면서 그냥 할 수 있는 만큼 할 뿐이라고 담담하게 말한다. Byung-ho là chủ tịch của Hiệp hội thương nhân phố sách cũ Cheonggyecheon, nhưng ông không thể làm được gì nhiều. Ông nói một cách bình thản rằng làm sao mà ngăn thế giới thay đổi được, nên chỉ cần làm hết sức những gì có thể làm là được.

“1990년대 중반쯤 친구들이 철판 사업을 함께 하자고 권했어요. 서점에서 1년 버는 걸 한 달이면 벌 수 있다고 했어요. 하지만 곰곰 생각해 보고, ‘난 철판에 대해서는 아무 것도 모르고 좋아하지도 않지만 책은 좋아한다. 그러니 그냥 하고 싶은 일을 하며 살자’고 결론을 내렸어요.”

“Vào giữa những năm 1990, bạn bè mời gọi tôi tham gia kinh doanh thép tấm. Họ bảo lợi nhuận trong một tháng khi kinh doanh thép tấm gần bằng lợi nhận một năm bán sách. Nhưng sau khi xem xét cẩn thận, tôi đi đến kết luận “Mình không biết gì về thép tấm và cũng không thích nó, nhưng sách thì lại thích. Vì vậy, mình cứ sống và làm theo những gì mình thích.”

3개 층을 합쳐 6평 남짓한 서문서점은 안팎으로 발 디틸 틈 없이 책들로 빼곡하다. Với diện tích sàn khoảng 20 m2 gồm ba tầng, hiệu sách Seomun chật như nêm, cả trong lẫn ngoài toàn là sách với sách.
3개 층을 합쳐 6평 남짓한 서문서점은 안팎으로 발 디틸 틈 없이 책들로 빼곡하다. Với diện tích sàn khoảng 20 m2 gồm ba tầng, hiệu sách Seomun chật như nêm, cả trong lẫn ngoài toàn là sách với sách.

 

그림에 대한 오랜 사랑 – Tình yêu lâu năm dành cho hội họa

그 후 병호 씨는 한 번도 다른 마음을 먹지 않고 서점에 전념했다. 몇 년 후 경영 부진을 타개해 보려고 서점 간판에 ‘디자인, 인테리어 서적’이라고 써 넣었다. 평소 미술에 관심이 깊어서 미술책을 많이 갖고 있었고, 그 분야에 대한 사회적 관심도 높아지는 것 같아서였다. 그러나 요즘 그의 서점에서 판매되는 책 중엔 일반 서적의 비중이 훨씬 높다. 그래도 그는 여전히 그림과 화집을 좋아한다. 앞으로 10년쯤 더 서점을 운영한 후엔 그림을 그려 보고 싶다고 한다. 부인 유설애(Yu Seol-ae 柳雪愛) 씨도 책과 예술을 좋아한다. 부부에겐 딸과 아들이 하나씩 있는데, 딸은 독일에서 파이프오르간과 지휘를 공부하는 중이고 아들은 대학에서 애니메이션을 전공하다 그만두고 다른 공부를 하는 중이다. 병호 씨는 아들도 책을 좋아하니 서점 주인을 하면 잘할 것 같다고 말한다.

Sau đó, Byung-ho toàn tâm toàn ý dành cho hiệu sách mà không bao giờ phải bận tâm về bất cứ điều gì khác. Vài năm sau, cố gắng thoát khỏi tình hình kinh doanh ế ẩm, ông đã thêm dòng chữ “Sách chuyên về thiết kế và đồ nội thất” trên bảng hiệu tiệm sách. Lý do là vì thường ngày ông quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật đến độ có cả kho sách nghệ thuật, vả lại dường như sự quan tâm xã hội dành cho lĩnh vực đó cũng đang lớn dần lên. Nhưng dạo này, trong số những cuốn sách cửa hàng ông đã bán thì tỷ trọng sách phổ thông nhiều hơn nhiều. Mặc dù vậy, ông vẫn thích những quyển sách nghệ thuật và tranh vẽ. Ông nói, sau khi bán sách thêm khoảng 10 năm nữa, ông muốn thử sức với hội họa. Vợ ông, bà Yu Seol-ae, cũng thích sách và nghệ thuật. Hai vợ chồng có một con gái và một con trai. Con gái đang học về đại phong cầm (pipe organ) và chỉ huy dàn nhạc ở Đức, còn con trai học chuyên ngành thiết kế hoạt hình ở đại học thì bỏ ngang, giờ học thứ khác. Byung-ho nói rằng con trai cũng thích sách, vì vậy chắc nó sẽ làm tốt nếu trở thành chủ hiệu sách.

“강요할 생각은 없지만, 혹시라도 서점을 하겠다고 하면 다 줄 거예요.” “Tôi không có ý ép buộc, nhưng sẽ giao lại tất cả nếu nó nói rằng sẽ kinh doanh tiệm sách.”

‘다 준다’는 말은 그가 보유하고 있는 책들은 물론 점포까지 주겠다는 뜻인 것 같다. 그의 점포는 1층이 서점이고 2, 3층은 책 창고다. 3개 층을 합쳐 6평이니 크지는 않지만, 서울 시내 한복판에서 그만한 규모의 점포가 그리 작은 것도 아니다. Cụm từ “giao lại tất cả” dường như có nghĩa là ông sẽ để lại toàn bộ số sách đang sở hữu và tất nhiên kể cả cửa tiệm. Cửa tiệm của ông gồm hiệu sách ở tầng trệt và kho sách ở tầng một, tầng hai. Tổng ba tầng rộng khoảng 19,8 m2, tuy không quá rộng nhưng một cửa tiệm với quy mô như thế thì không phải là quá nhỏ ở giữa trung tâm thành phố Seoul.

“먼 친척에게서 서점을 인수했는데 처음엔 참 힘들었어요. 월세를 내야 하는데 돈이 없어서 아기 돌 때 선물로 들어온 금반지들을 싸들고 금은방에 가서 판 적도 있어요. 그러나 아무리 힘들어도 월세는 제 날에 꼬박 냈어요. 건물주가 월세를 받으러 오지 않으면 제가 출근길에 갖다 드렸지요.”
그러다 1996년 무렵 건물주가 병호 씨에게 점포를 사라고 제안했다. 그가 돈이 없다고 했더니 3천만 원을 빌릴 수 있게 보증을 서줬다. 덕분에 가게를 마련할 수 있었으니 지금까지도 그 건물주가 고맙다고 한다.

Bài viết liên quan  서울 여행 필수코스 '라면 도서관' - “Thư viện mì tôm”, địa điểm nên thử khi đến Hàn Quốc

“Tôi mua lại tiệm sách từ một người họ hàng xa và lúc đầu rất khó khăn. Tôi phải trả tiền thuê nhà hàng tháng, nhưng vì không có tiền, có lần tôi đã quấn mấy chiếc nhẫn vàng được tặng cho các con tôi vào ngày thôi nôi của chúng và đem bán. Nhưng dù khó khăn đến đâu, tôi vẫn luôn trả tiền thuê nhà đúng hạn. Nếu chủ nhà không đến thu tiền thì tôi mang đến nộp trên đường tôi đi làm. Sau đó khoảng năm 1996, chủ nhà đề nghị Byung-ho mua luôn cửa tiệm. Khi ông nói không có tiền, chủ nhà đứng ra bảo lãnh cho vay 30 triệu won. Đến giờ ông vẫn cảm thấy mang ơn chủ nhà đã giúp ông có được cửa tiệm.

책을 고르고 포장할 때는 1, 2, 3층을 오르락내리락해야 한다. 서점을 비우고 창고에 올라갈 때는 손님이 연락할 수 있게 자신의 휴대전화 번호가 쓰인 메모지를 쌓인 책들 위에 놓고 간다. 예전에는 단골이 제법 있었는데 요즘은 거의 없다.

Khi chọn và đóng gói sách, ông phải lên lên xuống xuống tầng trệt, tầng một và tầng hai. Khi bỏ trống tiệm sách và đi lên kho, ông để lại một ghi chú trên đống sách với số điện thoại di động của mình để khách có thể liên hệ với ông. Trước đây có khá nhiều khách quen nhưng dạo này gần như không còn.

“전에는 필요한 책의 제목을 종이에 써오는 분들이 많았어요. 10여 권의 책 제목을 써 가지고 오시는 분, 제목은 물론 저자 이름과 출판사 이름까지 써오는 분도 계셨어요. 하지만 요즘은 그런 손님은 하나도 없고, 가끔 휴대전화로 원하는 책의 표지나 제목을 찍어 오시는 분들은 있어요. 제 서점에는 주로 연세 높은 손님들이 오시는데 옛날 책들은 글씨가 작아서 읽기가 쉽지 않다는 말씀을 하실 때는 안타깝지요.”

“Trước đây, nhiều khách viết tựa đề của những cuốn sách họ cần trên giấy và mang đến. Có những khách viết và mang đến khoảng 10 đầu sách, thậm chí có khách không chỉ viết tên sách mà cả tác giả lẫn nhà xuất bản. Nhưng bây giờ không có bất kỳ khách hàng nào như thế, chỉ thỉnh thoảng có người chụp trang bìa hoặc tựa sách họ muốn bằng điện thoại di động rồi mang đến. Hiệu sách của tôi chủ yếu được những người lớn tuổi ghé thăm, nhưng thật đáng tiếc khi họ bảo rằng những cuốn sách cũ chữ nhỏ nên khó đọc.”

책과 함께 하는 일상 – Cuộc sống thường nhật với những quyển sách

그는 매일 아침 5시에 일어나 집 근처 도봉산성당에 가서 새벽 미사를 드린다. 7시 조금 넘어 집에 돌아와 아침을 먹고 9시쯤 집을 나선다. 청계천 부근은 주차비가 비싸 버스나 지하철로 출근한다. 일주일에 두어 번은 근처 동묘 쪽 골동품 거리에 있는 오래된 헌책방에 들러 책도 구하고, 그곳 책방 주인들과 얘기도 나눈다. 거기엔 헌책방 세 곳이 있다. 때로는 지하철 2호선 잠실나루역 부근에 있는 ‘서울책보고’에 들를 때도 있다. 이곳은 독서 문화 진작을 위해 서울시가 올해 3월에 개설한 시설이다. 헌책 위탁 판매 공간과 북카페가 있고, 기증 도서 전시, 토크쇼, 헌책 경매 등 다양한 문화 프로그램도 진행한다. 헌책 위탁 판매 공간에는 약 30개의 헌책방 부스가 있는데, 그중 하나가 서문서점이다.

Jeong Byung-ho thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày và đến nhà thờ Dobongsan gần nhà để dự Thánh lễ sáng sớm. Sau 7 giờ một chút, ông về nhà ăn sáng và rời nhà vào khoảng 9 giờ. Chi phí đỗ xe gần Cheonggyecheon cao nên ông đi làm bằng xe buýt hoặc tàu điện ngầm. Một vài lần trong tuần, ông ghé ngang qua các hiệu sách cũ nằm trên con phố đồ cổ gần phía Dongmyo để mua sách cũng như trò chuyện với các chủ hiệu sách. Ở đó có ba tiệm sách cũ. Thỉnh thoảng, cũng có khi ông ghé vào “Trung tâm sách cũ Seoul” (Seoul Book Bogo) gần ga Jamsillaru tuyến tàu điện số 2. Trung tâm này được thành phố Seoul khai trương vào tháng 3 năm nay để khuyến khích văn hóa đọc. Có một không gian bán sách cũ ký gửi và một quán cà phê sách, bên cạnh đó còn tổ chức đa dạng các sự kiện văn hóa như triển lãm sách quyên góp, trò chuyện cùng sách hay đấu giá sách hiếm,… Ở không gian bán sách cũ ký gửi có khoảng 30 hiệu sách cũ, một trong số đó là hiệu sách Seomun của ông.

“매스컴에서 서울책보고에 대해 보도해 준 덕분에 시민들이 꽤 찾아와요. 초기에는 더 잘됐는데 요즘은 그때만은 못하지만, 그래도 없는 것보단 나아요.” “Nhờ các phương tiện truyền thông đưa tin về Trung tâm sách cũ Seoul nên người dân thành phố tìm đến khá nhiều. Lúc đầu tình hình rất suôn sẻ nhưng dạo này không còn được như vậy nữa, tuy nhiên dẫu sao vẫn còn tốt hơn là không có gì.”

헌책방들 중에도 규모가 제법 큰 곳들이 있다. 그런 책방들은 직원이 서울책보고에 상주할 수 있어 판매 실적이 제법 되지만, 병호 씨처럼 혼자 책방을 운영하는 사람들은 그럴 수가 없다. 그는 서울시에 책 판매를 위탁하고 판매액의 10%를 수수료로 지불한다. 동묘나 서울책보고에 들렀다가 자신의 서점에 도착하면 보통 11시쯤 된다. 찾아오는 손님은 많지 않아도 병호 씨는 온종일 책 읽을 시간이 없을 만큼 바쁘다. 서울책보고에 보낼 책을 선별하고, 주문 받은 책도 모아서 부쳐야 한다. 10여 년 전부터 TV 방송국의 드라마 제작국에도 책을 보내고 있다.

Trong số các tiệm sách cũ ở đây có những tiệm quy mô khá lớn. Các tiệm như vậy hiệu suất bán hàng khá ấn tượng vì có nhân viên thường trực tại trung tâm, nhưng những người quản lý hiệu sách một mình như ông Byung-ho thì không đạt được như thế. Ông ủy thác bán sách cho chính quyền thành phố Seoul và phải chiết khấu 10%. Sau khi ghé qua khu Dongmyo hoặc Trung tâm sách cũ Seoul, ông quay về tiệm sách của mình vào khoảng 11 giờ sáng. Mặc dù không có nhiều khách, ông vẫn bận rộn đến mức cả ngày không có thời gian đọc sách. Ông phải chọn sách gửi ở Trung tâm sách cũ Seoul, tìm và gửi những cuốn sách đã được đặt hàng. Ông cũng đã và đang gửi sách cho tổ sản xuất phim truyền hình của đài truyền hình từ 10 năm nay.

Bài viết liên quan  [Đọc - dịch] 봄철 눈 건강을 지키는 법 Cách giữ sức khỏe cho đôi mắt vào mùa xuân

“드라마에 의사가 등장하면 의사 방의 책장에 의학 관련 책이 꽂혀 있잖아요? 그렇게 드라마 장면에 어울리는 책을 골라 보내는 거지요. 전에는 소품 담당하는 분들이 책도 준비했는데 등장인물의 직업에 어울리는 책을 고르기가 쉽지 않은가 봐요. 제가 책을 골라 보내주면 아주 좋아해요. 적을 때는 50권, 100권부터 많을 때는 몇 천 권일 때도 있는데, 얼마 전에는 2천 권을 보냈어요. 몇 년 전에는 한 프랜차이즈 커피전문점에 5만 권쯤 보낸 적도 있어요. 매장 하나가 오픈할 때마다 200권쯤 보냈는데 거의 다 소설책이었죠.”

“Khi một bác sĩ xuất hiện trong một bộ phim, cần có những cuốn sách liên quan ngành y đặt vào kệ sách trong phòng bác sĩ đúng không nào? Việc tôi làm là chọn và gửi những quyển sách phù hợp với các cảnh phim như thế. Trước đây, những người phụ trách đạo cụ cũng lo chuẩn bị sách, nhưng tôi nghĩ thật khó để chọn sách phù hợp với nghề nghiệp của nhân vật. Họ thấy thích khi tôi chọn sách và đem đến cho họ. Lúc gửi ít thì khoảng 50, 100 quyển, lúc gửi nhiều thì cũng có khi lên đến vài nghìn quyển. Cách đây không lâu tôi đã gửi 2.000 cuốn sách. Vài năm trước, tôi thậm chí gửi khoảng 50.000 quyển đến một chuỗi cà phê nhượng quyền. Mỗi lần họ mở một cửa hàng, tôi đã gửi khoảng 200 cuốn sách, hầu hết chúng đều là tiểu thuyết.”

“책 읽는 사람들이 줄고 온라인 서점들이 더 커져도 저는 그냥 이렇게 살 거예요.
저는 저대로 일하며 먹고 사는 거지요. 하고 싶은 대로 하니까 평생 할 수 있겠지요.”
“Ngay cả khi số lượng người đọc sách giảm và các nhà sách trực tuyến tiếp tục lớn mạnh, tôi vẫn sẽ tiếp tục sống như thế này. Tôi cứ làm việc, ăn uống và sống như vậy. Vì tôi được làm những gì tôi muốn nên tôi có thể làm như thế cả đời.”

서울 잠실나루역 근처에 있는 서울책보고는 서울시가 독서 문화 진흥을 위해 마련한 공간으로 약 30개의 헌책방 부스가 있어 서문서점의 책들도 이곳에서 위탁 판매되고 있다. Trung tâm sách cũ Seoul, nằm gần ga Jamsillaru, được chính quyền thành phố Seoul thành lập để khuyến khích văn hóa đọc. Seomun chiếm một gian hàng ở đấy trong không gian dành cho các hiệu sách cũ.
서울 잠실나루역 근처에 있는 서울책보고는 서울시가 독서 문화 진흥을 위해 마련한 공간으로 약 30개의 헌책방 부스가 있어 서문서점의 책들도 이곳에서 위탁 판매되고 있다. Trung tâm sách cũ Seoul, nằm gần ga Jamsillaru, được chính quyền thành phố Seoul thành lập để khuyến khích văn hóa đọc. Seomun chiếm một gian hàng ở đấy trong không gian dành cho các hiệu sách cũ.

좋아서 하는 일들 – Làm việc vì yêu thích

서점에서 바쁘게 움직이다가도 성당에서 연락이 오면 바로 성당으로 향한다. 그에게 오는 연락은 대개 교우가 세상을 떠났다는 소식인데, 그가 연령회(煉靈會) 총무 요셉(Joseph)이기 때문이다. 연령회는 천주교 신자가 선종했을 때 염(殮)에서부터 입관, 장례 미사, 매장 또는 화장 준비에 이르기까지 장례의 전 과정을 맡아하는 신도들의 봉사 단체이다. 병호 씨는 10년째 연령회 총무로 일하고 있는데, 거의 한 달에 두 번꼴로 장례를 치른다. 그럴 때는 서점 문을 닫아야 하지만 기꺼이 달려간다.

Ngay cả khi bận rộn trong hiệu sách, ông vẫn chạy ngay đến nhà thờ khi nhà thờ liên lạc. Cuộc gọi đến ông thường là tin báo một giáo hữu đã qua đời, bởi lẽ ông là Joseph, tổng vụ đội mai táng nhà thờ. Đội mai táng nhà thờ là một nhóm giáo dân tình nguyện đảm nhận toàn bộ quá trình tang lễ một giáo dân Thiên Chúa giáo, từ lúc khâm liệm cho đến lúc nhập quan, làm Thánh lễ phát tang, chuẩn bị an táng hoặc hỏa táng. Byung-ho đã làm tổng vụ được 10 năm, ông tổ chức tang lễ gần hai lần một tháng. Những lúc như thế phải đóng cửa tiệm nhưng ông luôn sẵn lòng.

“제가 좋아서 하는 일이니까요. 저는 좋은 건 끝까지 하자는 주의예요.” “Đó là việc mà tôi làm vì thích. Tôi là người theo chủ nghĩa làm đến cùng những gì mình thích.”

성당에 달려가야 할 일이 없을 때면 보통 오후 6~7시 사이에 서점 문을 닫고 귀가한다. 저녁을 먹고 교보문고의 인터넷 중고 장터에 판매할 책을 올리고 주문 사항을 확인하다 보면 밤 12시가 다 되어 잠자리에 들게 된다.

Khi không có việc gì cần đến nhà thờ, ông thường đóng cửa tiệm sách lúc 6 ~ 7 giờ tối và trở về nhà. Sau bữa tối, ông đăng lên những cuốn sách được bán trực tuyến và kiểm tra các đơn hàng đặt sách trong mục sách cũ trên trang Kyobo Mungo (hệ thống nhà sách bán trực tiếp lẫn trực tuyến) lớn nhất Hàn Quốc, và cuối cùng đi ngủ vào khoảng 12 giờ đêm.

“책 읽는 사람들이 줄고 온라인 서점들이 더 커져도 저는 그냥 이렇게 살 거예요. 저는 저대로 일하며 먹고 사는 거지요. 하고 싶은 대로 하니까 평생 할 수 있겠지요.” “Ngay cả khi số lượng người đọc sách giảm và các nhà sách trực tuyến tiếp tục lớn mạnh, tôi vẫn sẽ tiếp tục sống như thế này. Tôi cứ làm việc, ăn uống và sống như vậy. Vì tôi được làm những gì tôi muốn nên tôi có thể làm như thế cả đời.”

사람은 누구나 한 권의 책과 같다고 하는데, 그렇게 보면 병호 씨는 담담한 수묵화 화집이다. 아들을 만나보진 못했지만 그도 아버지를 닮았을 것 같다. 10년 후 그림을 그리는 병호 씨와 서문서점의 새로운 주인이 된 아들을 만날 수 있을까? 3대에 걸쳐 92년 동안 뉴욕시를 지키고 있는 스트랜드서점처럼 서문서점도 청계천변에서 92주년을 맞이했으면 좋겠다.

Ông bảo con người ai cũng giống như một quyển sách. Nếu vậy, Byeong-ho là một tuyển tập các bức tranh thủy mặc tao nhã. Tôi chưa gặp con trai ông, nhưng dường như cậu ấy trông giống bố. Liệu 10 năm sau tôi có thể gặp lại ông Byung-ho đang vẽ tranh và người chủ mới của tiệm sách Seomun là con trai của ông hay không nhỉ? Giống như nhà sách Strand đã và đang tồn tại cùng thành phố New York qua ba thế hệ trong 92 năm, tôi mong sao hiệu sách Seomun cũng sẽ có lúc kỷ niệm 92 năm thành lập, bên cạnh bờ suối Cheonggyecheon.

김흥숙(Kim Heung-sook 金興淑) 시인
Kim Heung-sook, Nhà thơ
Ahn Hong-beom, Ảnh.
Nguyễn Trung Hiệp Dịch.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here