궁궐에서 우리 역사와 문화를 해설하다 – Thuyết minh lịch sử và văn hóa Hàn Quốc tại các cố cung

0
398

길에서 우연히 마주친 외국인에게 길을 안내해 주면 묘한 뿌듯함을 느끼기 마련이다. 그런 보람을 매일 느끼는 사람들이 있다. 조선의 궁궐인 덕수궁에서 외국인 관광객들에게 우리의 역사와 문화를 소개하고 있는 장수영(Chang Su-young 張殊英) 해설사가 바로 그런 사람들 중 하나이다.

Khi chỉ đường cho người khách nước ngoài nào đó tình cờ gặp trên đường, bạn có lẽ cảm thấy vui vui. Giống như vậy, có những người cảm thấy niềm vui đầy ý nghĩa mỗi ngày. Một trong số đó chính là Chang Su-young, thuyết minh viên giới thiệu lịch sử và văn hóa Hàn Quốc cho du khách nước ngoài tại cố cung Deoksugung – cung điện thời Joseon.

우리 역사와 문화에 대한 관심이 깊어져 영어 강사의 길을 접고 덕수궁 해설사가 된 장수영 씨가 중화전(보물 제819호) 앞에 서 있다. 그는 해설사가 된 지 2년여밖에 되지 않았지만 날이 갈수록 막중한 책임을 느낀다고 말한다. Chang Su-young đứng bên ngoài Junghwajeon (Trung Hòa điện , di sản cấp quốc gia số 819), đại điện của Deoksugung (Đức Thọ cung). Mặc dù mới làm thuyết minh viên cung điện được hai năm, chị nói rằng mình cảm thấy có trách nhiệm hơn với mỗi ngày trôi qua.
우리 역사와 문화에 대한 관심이 깊어져 영어 강사의 길을 접고 덕수궁 해설사가 된 장수영 씨가 중화전(보물 제819호) 앞에 서 있다. 그는 해설사가 된 지 2년여밖에 되지 않았지만 날이 갈수록 막중한 책임을 느낀다고 말한다. Chang Su-young đứng bên ngoài Junghwajeon (Trung Hòa điện , di sản cấp quốc gia số 819), đại điện của Deoksugung (Đức Thọ cung). Mặc dù mới làm thuyết minh viên cung điện được hai năm, chị nói rằng mình cảm thấy có trách nhiệm hơn với mỗi ngày trôi qua.

“대학 시절 처음 지리산에 갔는데 너무 좋아서 그 후로 자주 가게 되었어요. 1박 2일로 짧게 다녀올 때도 있었고, 1주일 동안 천천히 능선을 따라 걸을 때도 있었어요. 산 정상에서 구름바다를 내려다보면 도시에 살면서 마음 졸이고 머리 아파했던 일들이 다 별것 아니라는 생각이 들더군요. 지리산은 저에게 휴식의 장소라서 지금도 자주 찾고 있어요.”

“Tôi đến núi Jirisan lần đầu vào thời đại học, cảm thấy rất thích nên sau đấy lui tới thường xuyên. Có lúc đi ngắn hạn hai ngày một đêm, cũng có khi tôi đi bộ chầm chậm dọc theo sườn núi cả tuần. Nhìn xuống biển mây từ đỉnh núi, tôi chợt nghĩ tất cả những canh cánh lo âu và phiền muộn khi sống ở thành phố không đáng là gì. Jirisan là nơi nghỉ dưỡng tôi thường xuyên tìm đến.”

장수영 씨는 항구 도시 부산에서 태어났다. 하지만 그는 일상 속에서 자주 볼 수 있는 바다보다 산을 더 좋아했고, 자신이 특히 좋아하게 된 지리산을 비롯해 한국의 어지간한 산은 거의 다 올랐다. 그는 그렇게 찾았던 산들이 자신의 진로까지 바꿀 줄은 몰랐다.

Chang Su-young sinh ra tại thành phố cảng Busan. Tuy nhiên, Chang thích núi non hơn biển cả vốn thường thấy trong cuộc sống hàng ngày và hầu như đã leo lên tất cả các ngọn núi của Hàn Quốc, bắt đầu từ Jirisan – niềm yêu thích đặc biệt của bản thân. Chị không biết rằng những ngọn núi mình tìm đến như thế sau này đã thay đổi hướng đi đời chị.

“산길을 걷다 보면 가늠할 수 없는 힘이 느껴지고, 산이 품었던 사람들에 대해서도 생각하게 돼요. 지리산은 ‘어머니 산’으로 불리는데, 그 이유가 산이 주는 포근한 느낌 때문만은 아니에요. 한국전쟁 때 빨치산들이 그 산에 숨어들기도 했고, 지금도 삶에 지치거나 아픈 사람들이 그곳에서 여생을 보내기 위해 들어가잖아요. 저는 지리산을 통해 그 산이 품었던 사람들의 발자취까지도 사랑하게 됐어요. 나아가 이 나라 곳곳에서 살다 간 선조들의 흔적을 다른 사람들과 공유하고 싶다는 생각을 하게 됐지요.”

“Khi dạo bước quanh đường mòn trên núi, tôi cảm thấy nguồn sức mạnh vô biên và cũng nghĩ về những con người mà ngọn núi ôm lấy. Jirisan được gọi là “Núi Mẹ”, không chỉ vì cảm giác ấm áp mà nó mang lại. Trong chiến tranh Nam–Bắc Hàn (1950–1953), quân du kích Bắc Hàn hay ẩn náu trên núi, và nay, những người mệt mỏi hoặc chán ngán cuộc sống cũng đến để gửi trọn phần đời còn lại của mình tại núi này. Yêu Jirisan, tôi yêu cả bước chân của những người mà nó bao bọc. Dần dà, tôi mong muốn chia sẻ với người khác những dấu vết của tổ tiên ở khắp nơi họ từng sống qua trên đất nước này.”

그는 부산 신라대학교에서 영어영문학을 전공하고 졸업 후에는 학교와 학원에서 10년 넘게 영어를 가르쳤다. 아주 평범한 선택이었고, 정해진 수순처럼 살았다. 하지만 산에 다니면 다닐수록 우리 역사와 문화에 대한 관심이 깊어졌고, 2017년 6월 마침내 덕수궁 해설사가 되었다.

Chang Su-young học chuyên ngành Ngữ văn Anh tại Đại học Silla ở Busan và dạy tiếng Anh trong hơn 10 năm tại các trường và học viện sau khi tốt nghiệp. Đó là một lựa chọn rất phổ biến và chị sống theo sự sắp xếp cố định. Nhưng càng đến thăm các ngọn núi, chị càng quan tâm sâu sắc lịch sử và văn hóa nước nhà, thế là vào tháng 6 năm 2017, cuối cùng chị đã trở thành một thuyết minh viên trong cung Deoksugung (Đức Thọ cung).

궁궐로 출근하다 – Đi làm ở cung điện

장수영 씨가 출근하는 직장인 덕수궁은 조선의 5대 궁궐 중 하나로 현재 8명의 공식 해설사가 활동 중이다. 해설사들은 한국어 해설은 기본이고 각자 하나씩의 외국어 해설을 제공하는데, 영어 해설사가 4명, 일본어와 중국어 해설사가 각각 2명씩이다. 보통 하루에 2~3회, 1회당 50분 내외에 걸쳐 해설이 진행된다. 덕수궁 입장객들은 무료로 해설을 들을 수 있으나, 10명 이상 단체로 해설을 듣기 원할 때는 미리 신청해 예약해야 한다. 단, 야간 개장 시간에는 해설을 제공하지 않는다.

Deoksugung, nơi Chang Su-young làm việc, là một trong năm đại cung điện thời Joseon và hiện có tám thuyết minh viên chính thức. Các thuyết minh viên về cơ bản thuyết minh bằng tiếng Hàn, bên cạnh đó mỗi người có thể thuyết minh bằng tiếng nước ngoài, trong đó có bốn thuyết minh viên tiếng Anh, hai tiếng Nhật và hai tiếng Trung. Thông thường, mỗi ngày có hai ba lần thuyết minh, mỗi lần khoảng 50 phút. Du khách đến cung điện Deoksugung có thể nghe thuyết minh miễn phí, nhưng nếu bạn muốn nghe thuyết minh với một nhóm gồm 10 người trở lên, bạn phải đăng ký và đặt chỗ trước. Tuy nhiên, không có thuyết minh trong giờ mở cửa ban đêm.

Bài viết liên quan  강원도의 겨울을 즐기는 몇 가지 방법 - Tận hưởng mùa đông ở Gangwon

“덕수궁은 다른 궁궐들에 비해 규모도 작은 편이고 관람객도 적습니다. 하지만 그 어느 궁궐보다 많은 역사를 간직하고 있어서 해설을 하려면 한국사의 전체적 흐름을 알아야 하죠. 특히 일본과 관련된 역사적 사건이 많았던 곳이라 해설사들이 한국과 일본의 특수한 역사적 관계에 대해 공부를 많이 해요. 요즘에는 역사를 잘 아는 것도 중요하지만, 어떻게 잘 전달하는가도 참 중요하단 걸 느끼게 됩니다. 역사란 것이 워낙 민감한 부분이 많아서 자칫 오해가 생길 수 있기 때문에 단어 하나 뉘앙스에도 조심하게 돼요.”

“So với các cung điện khác, Deoksugung thuộc dạng quy mô nhỏ hơn và có ít du khách hơn. Tuy nhiên, vì nó lưu giữ nhiều giá trị lịch sử hơn bất kỳ cung điện nào khác nên bạn cần am hiểu toàn bộ dòng chảy lịch sử Hàn Quốc để thuyết minh. Đặc biệt, vì là nơi có nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến Nhật Bản nên các thuyết minh viên nghiên cứu rất nhiều về mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngày nay, việc hiểu biết lịch sử là cần thiết, nhưng tôi nhận thấy làm thế nào để truyền tải tốt lịch sử cũng là điều rất quan trọng. Cái gọi là lịch sử có nhiều điều nhạy cảm đến mức có thể dẫn đến những hiểu lầm, vì vậy tôi phải cẩn thận với các sắc thái của ngôn từ.”

덕수궁은 왕의 임시 거처로 사용되던 행궁이었다. 1592년 임진왜란 때 피난 갔던 선조(재위 1567∼1608)가 다시 한양으로 돌아왔을 때 경복궁을 비롯해 성 안의 궁궐들이 모두 불타버려 그나마 온전하게 남아 있던 월산대군[조선의 9대 왕 성종(재위 1469∼1494)의 형]의 저택과 주변 민가들을 손보아 행궁으로 삼은 것이다. 이곳에서 즉위한 선조의 아들 광해군(재위 1608~1623)이 중건된 창덕궁으로 거처를 옮긴 뒤 이 행궁은 경운궁이란 이름을 얻는다. 이후 경운궁이 우리 역사의 전면에 다시 등장한 것은 1895년 을미사변으로 러시아공사관에 피신했던 고종(재위 1863∼1907)이 이곳으로 돌아오면서였다. 고종은 조선의 국호를 대한제국으로 고쳐 선포하고 황제 즉위식을 이곳 경운궁에서 거행했다. 이후 고종의 뒤를 이은 순종(재위 1907∼1910)이 창덕궁으로 거처를 옮겼고, 경운궁은 덕수궁이란 현재의 이름을 얻게 되었다.

Deoksugung vốn là hành cung, nơi nhà vua dùng làm chỗ ở tạm thời. Khi vua Seonjo (Tuyên Tổ, trị vì 1567–1608) quay về Hanyang (tên cũ của Seoul) sau cuộc Nhâm Thìn Oa loạn năm 1592, tất cả các cung điện trong thành, bao gồm Gyeongbokgung (Cảnh Phúc cung), bị thiêu rụi nhưng may thay biệt phủ của Wolsan Daegun (Nguyệt Sơn Đại Quân, hoàng huynh của vua Seongjong (Thánh Tông, vua thứ chín triều Joseon, tại vị 1469 – 1494)) và nhà dân xung quanh còn nguyên vẹn nên vua Seonjo đã cho sửa sang lại thành hành cung. Sau khi vua Gwanghaegun (Quang Hải Quân, lên ngôi tại Deoksugung, trị vì 1608–1623) chuyển chỗ ở sang Changdeokgung (Xương Đức cung), hành cung này được đặt tên là Gyeongungung (Khánh Vận cung). Về sau, Gyeongungung lại được nhắc đến trong sử sách Hàn Quốc khi Gojong (Cao Tông, tại vị 1863–1907) quay về nơi này sau khi ẩn trốn tại tòa Công sứ Nga do biến cố năm Ất Mùi 1895 (sự kiện hoàng hậu Minh Thành, vợ vua Cao Tông bị thích khách của Nhật Bản sát hại khi bà đang ở trong cung Cảnh Phúc vào ngày 8/10/1895). Gojong tuyên bố quốc hiệu của Joseon là Đại Hàn Đế Quốc và tổ chức lễ đăng quang hoàng đế tại Gyeongungung. Đến khi vua Sunjong (Thuần Tông, tại vị 1907–1910), người kế vị Gojong, chuyển đến Changdeokgung thì Gyeongungung được đổi tên thành Deoksugung cho đến ngày nay.

“요즘 덕수궁을 찾는 외국 관광객들 중에는 덕수궁이나 한국의 역사, 문화에 대해 아주 많이 알고 있거나 깊은 관심을 가진 분들이 적지 않아요. 어떤 분들은 ‘왕’이나 ‘황제’ 모두 최고 권력자인 건 마찬가지인데, 왜 굳이 고종이 자신을 황제로 칭했느냐는 구체적인 질문을 하기도 해요. 그러면 고종이 국호를 바꾸고 황제를 칭한 것은 일본을 비롯한 열강들로부터 국권을 지키기 위해 자주 독립 국가임을 선언한 행위라고 설명합니다.” 그는 지난 2년여에 걸친 기간 동안 수십 개국에서 온 외국인들을 만났다. 그러는 동안 그는 국가별로 해설을 듣는 유형이 다르다는 것을 알게 되었다.

“Gần đây, trong số các du khách ngoại quốc đến thăm cung điện Deoksugung, không ít người am hiểu hay có mối quan tâm sâu sắc về Deoksugung hoặc lịch sử và văn hóa Hàn Quốc. Có những vị khách đặt câu hỏi rằng “vua” và “hoàng đế” đều là người quyền lực tối cao nhưng sao Gojong cương quyết tự gọi mình là hoàng đế. Khi ấy, tôi giải thích rằng Gojong thay đổi quốc hiệu và lấy tước hiệu hoàng đế nhằm tuyên bố Joseon là quốc gia độc lập tự chủ, hướng đến bảo vệ chủ quyền đất nước khỏi các cường quốc mà trước hết là Nhật Bản.” Trong khoảng thời gian gần hai năm qua, chị đã gặp nhiều người nước ngoài đến từ hàng chục quốc gia. Qua đó, chị nhận thấy có sự khác biệt trong cách nghe thuyết minh của du khách, tùy theo quốc tịch của họ.

Bài viết liên quan  Những điều thú vị tại Hàn Quốc mà bạn nhất định nên trải nghiệm

“독일분들의 태도가 특히 기억에 남아요. 단 한마디도 흘려듣지 않고 연구하는 자세로 해설을 들으세요. 질문도 가장 많아요. 파란만장한 덕수궁에 관한 얘기를 듣다가 눈물을 보이는 분들도 있었죠.” “Thái độ của người Đức đặc biệt đáng nhớ. Họ nghe thuyết minh với tâm thế một nhà nghiên cứu, không nghe sót dù chỉ một từ. Họ cũng đưa ra nhiều câu hỏi nhất. Một số người đã rơi nước mắt khi nghe câu chuyện đầy sóng gió của Deoksugung.”

흰색 저고리와 남색 치마 위에 남색 두루마기를 입은 장수영 씨가 즉조당 앞에서 외국인 관광객들에게 해설을 하고 있다. 덕수궁 해설사들은 한여름을 제외하고는 보통 한복을 입는다. Khoác chiếc áo choàng durumagi truyền thống màu xanh navy bên ngoài áo sơ mi kiểu đi cùng với chân váy xanh navy, Chang Su-young giải thích về lịch sử và kiến trúc của cung điện cho một nhóm du lịch. Trừ những ngày nóng nhất mùa hè, người thuyết minh viên cung điện sẽ mặc hanbok quanh năm.
흰색 저고리와 남색 치마 위에 남색 두루마기를 입은 장수영 씨가 즉조당 앞에서 외국인 관광객들에게 해설을 하고 있다. 덕수궁 해설사들은 한여름을 제외하고는 보통 한복을 입는다. Khoác chiếc áo choàng durumagi truyền thống màu xanh navy bên ngoài áo sơ mi kiểu đi cùng với chân váy xanh navy, Chang Su-young giải thích về lịch sử và kiến trúc của cung điện cho một nhóm du lịch. Trừ những ngày nóng nhất mùa hè, người thuyết minh viên cung điện sẽ mặc hanbok quanh năm.

 

끊임없는 공부 – Học tập không ngừng

“일본과 얽힌 얘기가 많다 보니, ‘그럼 오늘날 한국과 일본의 관계는 어떠냐’고 묻는 외국인들도 있어요. 공식 관계는 그렇게 친밀하지 않지만, 민간 교류는 많다고 얘기해요. 일본어로 해설하는 해설사들은 한일관계에 대해 훨씬 민감하고 많은 질문을 받을 거예요.”

“Có nhiều câu chuyện liên quan Nhật Bản, bởi thế một số người nước ngoài hỏi: “Vậy thì mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay như thế nào?”. Tôi bảo rằng tuy quan hệ chính thức giữa hai chính phủ có căng thẳng nhưng phía người dân vẫn diễn ra giao lưu thường xuyên. Các thuyết minh viên tiếng Nhật sẽ nhận nhiều câu hỏi nhạy cảm hơn về quan hệ Hàn–Nhật.”

그의 말에 의하면 일반적으로 역사가 짧은 나라에서 온 관광객일수록 역사적 사실에 대해 더 깊은 관심을 보인다고 한다. 자신보다 해설사 경력이 더 오래된 동료들에게 “전에 덕수궁을 찾아오던 관광객들과 요즘 오는 분들의 특징이 다르다”는 얘기도 종종 듣는다. K-Pop, BTS, TV 드라마 등의 영향으로 한국어와 한국 역사를 공부한 관광객들이 많이 오기 때문이다. 그래서 해설사들은 전보다 더 공부를 많이 해야 하는데, 비단 역사뿐 아니라 건축에 대한 전문적 지식도 쌓아야 한다.

Chị Chang bảo rằng, nhìn chung, càng là khách du lịch đến từ các quốc gia có lịch sử non trẻ thì họ càng tỏ ra quan tâm sâu hơn đến các sự kiện lịch sử. Thỉnh thoảng, chị nghe các đồng nghiệp có kinh nghiệm thuyết minh lâu năm hơn mình bảo “Khách tham quan Deoksugung hiện nay có đặc điểm khác với các vị khách đã đến thăm trước đây”. Nhiều khách du lịch đến tìm hiểu lịch sử Hàn Quốc và tiếng Hàn vì ảnh hưởng của K-Pop, nhóm BTS hay các bộ phim truyền hình. Chính vì thế, các thuyết minh viên phải trau dồi nhiều hơn trước, phải tích lũy cả kiến thức chuyên môn về kiến trúc chứ không chỉ lịch sử.

“건축물은 그 자체가 역사의 현장이라 역사를 거론하면서 건축물 얘기를 하지 않을 수 없어요. 1904년 덕수궁 대화재 때 소실됐다가 새로 지어진 중화전, 즉조당, 함녕전 같은 전각들에 대해 얘기하면, 외국 손님들이 아주 열심히 들으세요. 어떤 분들은 ‘어떻게 그렇게 빠른 시간에 이렇게 멋진 건물들을 다시 지을 수가 있었느냐’며 놀라기도 하죠. 더욱이 덕수궁에는 다른 궁궐들에는 없는 서양 근대식 건축물들이 있어서 그런 건물들에 대해서도 잘 알아야 합니다.”

“Công trình kiến trúc là hiện trường lịch sử nên chúng ta không thể không nói về công trình đó trong khi bàn luận về lịch sử. Nếu bạn kể về những điện các như Junghwajeon (Trung Hòa điện), Jeukjodang (Tức Tộ đường), Hamnyeongjeon (Hàm Ninh điện) được xây mới sau khi bị phá hủy bởi trận đại hỏa hoạn Deoksugung năm 1904, các vị khách nước ngoài rất chăm chú lắng nghe. Một số ngạc nhiên hỏi, “Làm thế nào có thể xây dựng lại các tòa nhà đẹp vậy trong thời gian nhanh như thế?”. Hơn nữa, có lẽ vì Deoksugung có các tòa nhà theo phong cách hiện đại phương Tây vốn không được tìm thấy ở các cung điện khác nên chúng ta cũng phải hiểu rõ về chúng.”

그의 설명처럼 덕수궁엔 전통 한국식 건축물과 서양 근대식 건축물이 함께 어울려 있다. 대표적인 서양식 건축물인 석조전은 유럽풍 석조 건물로 영국 건축가 J. R. 하딩이 설계해 1900년에 기공, 1910년 준공했으며 고종이 외국 사절들을 만날 때 주로 이용했던 곳이다. 그런가 하면 1936년에 기공돼 1938년에 완공된 석조전 서관은 현재 국립현대미술관 덕수궁관으로 사용 중이다. 또 1900년에 러시아 건축가 사바틴의 설계로 지어진 정관헌은 왕궁에 건설된 최초의 유럽식 건물로 동서양 양식을 두루 갖추고 있다.

Theo lời giải thích của chị, cung điện Deoksugung pha trộn kiến trúc truyền thống của Hàn Quốc với kiến trúc hiện đại phương Tây. Là tòa nhà bằng đá theo trường phái châu Âu, một công trình kiến trúc theo phong cách phương Tây điển hình, Seokjojeon (Thạch Tạo điện) được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh J. R. Harding, khởi công vào năm 1900 và hoàn thành vào năm 1910, chủ yếu được sử dụng khi Gojong tiếp đón các sứ đoàn ngoại quốc. Bên cạnh đó, tòa nhà Seokwan phía tây Seokjojeon (khởi công vào năm 1936 và hoàn thành vào năm 1938) hiện đang được sử dụng làm Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Quốc gia tại Deoksugung. Ngoài ra, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nga Sabatin vào năm 1900, Jeonggwanheon (Tĩnh Quán hiên) là tòa nhà theo phong cách châu Âu đầu tiên được xây dựng trong hoàng cung, tích hợp phong cách Đông – Tây.

지식만큼 중요한 체력 – Thể lực cũng quan trọng như kiến thức

숱한 역사적 상흔의 현장이자 소중한 문화 유산인 덕수궁으로 출근하는 수영 씨의 하루하루는 즐겁다. 자신의 해설을 통해 한국을 찾은 외국인들이 덕수궁이란 우리의 유산을 좀 더 이해할 수 있으리란 기대감 때문이다. 그는 어김없이 아침 7시 50분에 집을 나서서 지하철 2호선을 타고 덕수궁으로 향한다. 출근 시각은 9시지만 그는 항상 다른 사람보다 먼저 도착해서 하루 일과를 준비한다.

Mỗi ngày làm việc của Chang tại cung điện Deoksugung, một địa điểm có vô số vết sẹo lịch sử và là di sản văn hóa quý giá, thật thú vị. Chị kỳ vọng qua lời thuyết minh của chị, những người nước ngoài viếng thăm Hàn Quốc có thể hiểu rõ hơn về di sản Deoksugung của Hàn Quốc. Đều đặn mỗi ngày, chị rời nhà lúc 7 giờ 50 phút sáng đến Deoksugung trên tuyến tàu điện ngầm số 2. Tuy giờ làm việc bắt đầu từ 9 giờ nhưng người phụ nữ ấy luôn đến trước bất kỳ ai khác để chuẩn bị cho công việc cả ngày.

해설을 하러 나갈 때는 보통 한복을 입는다. 봄과 가을에는 흰색 저고리와 남색 치마, 여름에는 하늘색이나 베이지색 저고리에 남색이나 보랏빛 도는 남색 치마를 입고, 겨울에는 한복 위에 두루마기를 입는다. 물론 예외는 있다. 혹서기에는 한복 대신 반팔 블라우스와 바지를 입고, 혹한기에는 긴 패딩코트를 입기도 한다. 하지만 그는 한복을 통해서도 외국인 손님들에게 우리 문화를 전달할 수 있다고 생각한다.

Khi ra ngoài để thuyết minh, chị thường mặc hanbok. Vào mùa xuân và thu, chị mặc áo truyền thống jeogori ngắn màu trắng và váy chima màu chàm, mùa hè thì mặc áo màu xanh da trời hoặc màu be cùng với váy màu chàm hoặc tím, còn mùa đông thì khoác áo choàng durumagi bên ngoài bộ hanbok. Tất nhiên có ngoại lệ. Vào thời điểm nóng nhất, chị mặc áo sơ mi nữ cánh ngắn và quần dài thay vì hanbok, ngược lại, trong thời điểm lạnh nhất, chị mặc áo phao dài. Tuy nhiên, Chang tin rằng văn hóa Hàn Quốc cũng có thể được truyền đạt tới khách nước ngoài thông qua bộ hanbok.

서울의 궁궐들은 월요일에 문을 열지 않는다. 따라서 수영 씨의 휴무일도 일반인들과 달리 월요일이다. 퇴근 후 1주일에 3번은 헬스클럽에 가서 요가와 필라테스를 하고, 수요일에는 피아노도 배운다. Các cung điện ở Seoul không mở cửa vào thứ Hai. Do đó, khác với người bình thường, ngày nghỉ của Su-young là thứ Hai. Ba lần một tuần sau khi tan sở, chị đến phòng tập thể dục để tập yoga và pilates, còn thứ Tư học piano.

“해설사가 되기 전엔 지리산에 들어가 살고 싶었죠. 하지만 지금은 여기 덕수궁에서 할 일이 많이 있다고 생각해요. 그래서 지금보다 더 좋은 해설사가 되고 싶은데, 그러기 위해서는 아주 많은 노력이 필요합니다. 기본적으로 우리 나라와 문화를 사랑하는 마음이 커야 합니다. 또 해설에 필요한 외국어를 더 잘해야 하고, 비가 오든 눈이 오든 해설을 해야 하니까 체력도 좋아야 하죠. 그래서 운동을 열심히 합니다. 그러나 무엇보다 해설사는 열린 마음으로 사람을 대해야 한다고 생각합니다. 요즘은 영어로 된 우리 역사책을 열심히 읽고 있어요. 손님들로부터 ‘해설이 유익했다, 해설을 듣고 나니 다시 한국과 덕수궁에 오고 싶다’는 말씀을 듣고 싶어요.”

“Trước khi trở thành một thuyết minh viên, tôi từng mong sống trên núi Jirisan. Nhưng giờ đây tôi nghĩ có nhiều việc phải làm ở đây, tại cung điện Deoksugung. Vì vậy, tôi muốn trở thành một thuyết minh viên tốt hơn bây giờ, nhưng phải mất rất nhiều nỗ lực để đạt được điều đó. Về cơ bản, chúng ta phải có một tình yêu lớn đối với đất nước và văn hóa của chúng ta. Ngoài ra, bạn cần giỏi ngoại ngữ mình thuyết minh hơn nữa, đồng thời dù mưa hay tuyết rơi cũng phải thuyết minh nên thể lực nhất định phải tốt. Vì vậy, tôi chăm chỉ tập thể dục. Nhưng trên hết, tôi nghĩ rằng người thuyết minh nên đối xử với mọi khách tham quan bằng một tấm lòng cởi mở. Dạo này, tôi đang chăm chỉ đọc sách lịch sử nước nhà bằng tiếng Anh. Tôi mong muốn nghe được những ý kiến như “Nội dung thuyết minh thật hữu ích” hay “Sau khi nghe thuyết minh, tôi muốn quay lại Hàn Quốc và Deoksugung một lần nữa” từ các vị khách.”

그는 이 일을 시작한 지 얼마 되지 않았던 어느 날을 아직도 생생히 기억한다. Chị vẫn còn nhớ như in một ngày nọ, lúc bắt đầu công việc này chưa được bao lâu.

“단 한 사람을 위한 해설이었어요. 칠레에서 온 여대생이었는데, 참 친절했어요. 제가 ‘당신이 내 첫 손님이다, 당신에게 해설하게 되어 영광이다’라고 했더니, 그분도 자신이 제 첫 손님이 되어 영광이라고 하더군요. 제가 언젠가 칠레에 가게 되면 꼭 방문해야 할 명승지를 알려달라고 하자, 종이에 꼼꼼히 적어 주었어요.”

“Có lần tôi thuyết minh chỉ cho một người. Đó là một nữ sinh viên đến từ Chile, cô ấy trông thật thân thiện. Tôi nói: “Cô là vị khách đầu tiên của tôi và tôi rất vinh dự được thuyết minh cho cô”. Cô ấy cũng đáp lại rằng bản thân cũng thấy vinh dự vì trở thành vị khách đầu tiên của tôi. Khi tôi nhờ cô ấy giới thiệu những danh thắng không thể bỏ qua khi tôi có dịp đến Chile một ngày nào đó, cô ấy đã viết ra giấy một cách tỉ mỉ.”

장수영 씨는 이름도 모른 채 헤어진 그 칠레 여대생이 다시 한 번 덕수궁을 찾아 주었으면 좋겠다. 그때보다 더 나은 해설을 들려주고 싶기 때문이다. Chia tay mà không biết tên, Chang Su-young hy vọng rằng cô sinh viên Chile kia sẽ đến thăm cố cung Deoksugung một lần nữa. Bởi vì chị muốn đưa ra một phần thuyết minh tốt hơn lúc trước.

김흥숙(Kim Heung-sook 金興淑) 시인
Kim Heung-sook, Nhà thơ
허동욱 사진
Heo Dong-wuk, Ảnh

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here